- BƯỚC 1: ĐẶT CỌC MUA NHÀ
- BƯỚC 2: THANH TOÁN VÀ KÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÔNG CHỨNG
- BƯỚC 3: NỘP LẠI HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG BĐS TẠI CƠ QUAN CÔNG QUYỀN
- BƯỚC 4: ĐÓNG CÁC LOẠI PHÍ VÀ THUẾ TRƯỚC BẠ
- BƯỚC 5: THẨM ĐỊNH CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
- BƯỚC 6: NHẬN GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Dưới đây là đầy đủ thủ tục, quy trình mua bán nhà đất được trình bày rõ ràng, chi tiết và dễ hiểu, đặc biệt phù hợp cho những người mua bán nhà lần đầu. Quy trình này được áp dụng phổ biến và thống nhất tại tất cả các địa phương trong nước.
BƯỚC 1: ĐẶT CỌC MUA NHÀ
Nhà đất là loại tài sản có giá trị lớn và có ý nghĩa rất quan trọng với bất cứ ai, nên bước đặt cọc là không thể bỏ qua trong thời gian chờ tới ngày ký hợp đồng. Điều này đảm bảo việc người bán lẫn người mua không “bùng kèo”, gây ảnh hưởng cả 2 bên. Số tiền đặt cọc tùy thỏa thuận 2 bên nhưng thường là 2% – 3% giá trị căn nhà/khu đất.
Thường thì trong giao dịch nhà đất, thời gian đặt cọc sẽ dao động từ 5 đến 7 ngày, nhiều căn hộ giá trị cao thời gian có thể lên tới 30 ngày tùy vào thỏa thuận giữa hai bên.
Ngoài việc chuẩn bị một khoản tiền đặt cọc, còn phải chuẩn bị sẵn một Biên bản đặt cọc với những nội dung chính dưới đây:
– Thông tin pháp lý người bán, vợ, chồng hoặc người đồng sở hữu với người bán nếu có (họ tên, CMND, hộ khẩu thường trú…)
+ Giấy xác nhận độc thân tại nơi cư trú trong trường hợp người bán chưa kết hôn
+ Giấy đăng kí kết hôn tại nơi cu trú trong trường hợp đã lập gia đình
+ Giấy chứng nhận ly hôn và xác nhận phân chia tài sản của tòa án trong trường hợp vợ chồng đã ly dị
+ Di chúc thừa kết hợp pháp trong trường hợp bất động sản bán là tài sản thừa kế
– Thông tin pháp lý người mua (họ tên, CMND, hộ khẩu thường trú…)
– Thông tin mô tả về bất động sản giao dịch (diện tích đất, diện tích xây dựng, hiện trạng, số sổ đỏ, địa chỉ trên sổ đỏ…)
– Tổng số tiền hai bên đã thỏa thuận mua bán
– Số tiền đặt cọc mua bán nhà đất có sổ đỏ
– Các đợt thanh toán tiền tiếp theo và hình thức thanh toán
– Thời điểm hai bên ký hợp đồng mua bán (chuyển nhượng) nhà đất tại phòng công chứng
Ngoài ra, khi đặt cọc, để đảm bảo an tâm tuyệt đối, nhất là với những người mua bán nhà lần đầu, sợ bị “lừa đảo”, 2 bên có thể mời thêm 2 người làm chứng (mỗi bên 1 người), cùng kí vào giấy Biên bản đặt cọc. Hoặc bạn cũng có thể tự quay phim lại quá trình giao dịch đặt cọc để làm bằng chứng trước pháp luật phòng khi bất trắc.
Sau khi đặt cọc xong 2 bên sẽ hẹn ngày giao dịch cụ thể.
BƯỚC 2: THANH TOÁN VÀ KÝ HỢP ĐỒNG MUA BÁN CÔNG CHỨNG
Thông thường, việc tiến hành ký hợp đồng và công chứng hợp đồng được tiến hành gần như đồng thời với việc bên mua thanh toán nốt số tiền còn lại cho bên bán, cũng như bên bán bàn giao các giấy tờ pháp lý liên quan đến việc mua bán theo yêu cầu của văn phòng công chứng cho bên mua.
– Các loại giấy tờ bên bán cần chuẩn bị:
+ Bản gốc CMND + 4 bản photo chông chứng (của cả vợ và chồng hoặc những người đồng sở hữu khác)
+ Bản gốc hộ khẩu thường trú + 4 bản photo công chứng (của cả vợ và chồng hoặc những người đồng sở hữu khác)
+ Bản gốc giấy đăng ký kết hôn + 4 bản photo công chứng (nếu bên sở hữu là vợ và chồng)
+ Bản gốc sổ đỏ nhà đất đang giao dịch
– Các giấy tờ bên mua cần chuẩn bị:
+ Bản gốc CMND + 4 bản photo công chứng
+ Bản gốc hộ khẩu thường trú + 4 bản photo công chứng
Khi ký hợp đồng mua bán tại cơ quan công quyền, các công chứng viên sẽ xác nhận xem hai bên đã hoàn tất thủ tục thanh toán hay chưa, sau đó mới giao hợp đồng đã được công chứng, sẽ có tới 5 bản trong đó có 1 bản lưu tại văn phòng công chứng, 1 bản người bán sẽ cầm và 3 bản sẽ được giao cho người mua.
BƯỚC 3: NỘP LẠI HỒ SƠ CHUYỂN NHƯỢNG BĐS TẠI CƠ QUAN CÔNG QUYỀN
Bên mua và bên bán sẽ phải nộp hồ sơ mua bán tại văn phòng của một cấp chính quyền như Quận, Huyện. Trong bộ hồ sơ phải bao gồm:
– 2 bản sổ hộ khẩu
– CMND
– Đăng ký kết hôn/ Giấy chứng nhận độc thân
– 2 bản hợp đồng đã công chứng và đầy đủ chữ ký của hai bên.
– Sổ đỏ bản gốc
BƯỚC 4: ĐÓNG CÁC LOẠI PHÍ VÀ THUẾ TRƯỚC BẠ
Tùy theo thỏa thuận của người mua và người bán mà một trong hai bên sẽ phải nộp hồ sơ và các loại chi phí theo quy định của nhà nước tại UBND cấp Quận/Huyện.
+ Bên mua: Thuế thu nhập cá nhân 2% giá trị hợp đồng
+ Bên bán: Phí trước bạ 0.5% giá trị hợp đồng
+ Lệ phí địa chính: 15.000 đồng/trường hợp;
+ Lệ phí thẩm định hồ sơ: Mức thu tính bằng 0,15% giá trị (sang tên) chuyển nhượng (tối thiểu 100.000 đồng đến tối đa không quá 5.000.000 đồng/trường hợp).
+ Lệ phí cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất: 0.15% giá trị hợp đồng
BƯỚC 5: THẨM ĐỊNH CỦA VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Cơ quan thẩm định sẽ tiến hành kiểm tra, xác nhận lại thông tin về thửa đất theo hồ sơ mà hai bên đã nộp lên cơ quan công quyền. Đây là bước quan trọng trong quy trình mua bán nhà đất bởi nó quyết định tới việc sang tên sổ đỏ được diễn ra thuận lợi.
Sau khi đã xác nhận được thông tin, cơ quan công quyền sẽ gửi thông báo thuế để chủ nhà đi nộp, thực hiện nghĩa vụ tài chính của mình.
BƯỚC 6: NHẬN GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT
Sau khi đã nộp thuế đầy đủ, người mua đến Ủy ban nhân dân quận/huyện nộp toàn bộ hồ sơ nhà đất, hợp đồng mua bán nhà đất và biên lai trước bạ.
Tại đây, Sở địa chính nhà đất sẽ đăng ký sự thay đổi chủ sỡ hữu của nhà đất. Và từ lúc này người mua đã thực sự là chủ của nhà đất trong hợp đồng giao dịch. Và đến đây, đôi bên đã có thể kết thúc quá trình mua bán nhà đất.
Những giấy tờ nhà đất đã được đăng ký làm lại thông tin chủ sỡ hữu sẽ được cấp lại vào khoảng từ 30 đến 45 ngày sau kể từ ngày đăng ký thay đổi.
Trên đây là đầy đủ quy trình mua bán nhà đất mới nhất năm 2020, hy vọng sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình giao dịch nhà đất. Ngoài ra, một gợi ý nữa, nếu bạn là một người bận rộn hoặc còn mập mờ với quy trình trên, bạn có thể chọn các dịch vụ chuyên làm thủ tục giấy tờ mua bán nhà với mức giá trung bình từ 1 đến 3 triệu đồng tùy độ phức tạp của giao dịch.